BLog

7 Bước phục hồi kinh tế doanh nghiệp sau đại dịch

Phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch là nỗi quan tâm hàng đầu của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp cần làm gì để duy trì và sẵn sàng bước vào trạng thái bình thường mới sau đại dịch?

phục hồi doanh nghiệp sau đại dịchChuyên gia quản lý rủi ro Mỹ đưa lời khuyên để giữ doanh nghiệp có thể tồn tại và sẵn sàng hoạt động hiệu quả sau đại dịch.

Sự bùng phát Covid-19 đang tác động mạnh đến các doanh nghiệp khiến một số thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoàn toàn. Trong lúc chờ sự hỗ trợ rõ ràng cũng như quyết định của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có thể chủ động làm trước một số việc để sẵn sàng cho lúc mở cửa trở lại.

Sau đây là 7 bước cụ thể, được gợi ý bởi chuyên gia quản lý rủi ro Nicholas Bahr của DuPont Sustainable Solutions (Mỹ). Ông đã dành 35 năm để giúp các doanh nghiệp ứng phó các rủi ro chính trị, khí hậu và khủng bố.

  1. Chăm lo nhân viên:

    Liên lạc trực tuyến chặt chẽ và thường xuyên với các nhân viên để nắm rõ họ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh như thế nào. Trấn an họ khi có thể, nhất là các dự định hỗ trợ của bạn dành cho họ.

  2. Xây dựng hệ thống quản trị:

    Tạo hệ thống quản trị để ra quyết định, bằng cách tập trung vào dữ liệu hơn là cảm xúc. Hệ thống quản trị này có thể gồm ba cấp độ: ngắn hạn – xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày; trung hạn – kế hoạch dự trữ tiền mặt và khả năng sa thải; dài hạn – tính toán các tác động kinh tế lớn.

  3. Vận hành các đánh giá rủi ro: 

    Ngay khi doanh nghiệp đã có một hệ thống đánh giá rủi ro thì có thể nó không còn phù hợp với Covid-19. Do đó, nên thiết lập phương pháp mới, tập trung vào các biện pháp vệ sinh và an toàn cần thiết để bảo vệ con người, tài chính, công nghệ và hoạt động trong thời gian dịch bệnh.

  4. Tăng truyền thông ra bên ngoài:

    “Trong khủng hoảng, hàng hóa lớn nhất của bạn là niềm tin”, Bahr nói. Hãy dành thời gian trấn an khách hàng, đối tác và công chúng rằng bạn đang thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự bùng phát và thậm chí góp phần giải quyết chúng.

  5. Đánh giá chuỗi cung ứng:

    Tìm hiểu xem bạn đang còn những khách hàng nào và yêu cầu của họ. Sau đó, trao đổi với các nhà cung cấp về năng lực hiện tại của họ, cần cảnh giác rằng họ có thể hứa hẹn hơn khả năng. Nếu tiền mặt eo hẹp, hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều cần đến chúng. Thay vào đó, hãy sáng tạo và suy nghĩ về cách bạn có thể trao đổi với đối tác các sản phẩm, quyền lợi và dịch vụ.

  6. Xem xét rủi ro hoạt động: 

    Đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Lập danh sách kiểm tra trước khi hoạt động trở lại. Điều đó sẽ đảm bảo bạn hoàn toàn sẵn sàng khi tình hình xã hội cho phép.

  7. Sử dụng thời gian chết một cách hiệu quả:

    Tận dụng tối đa mọi thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm nào mà bạn chưa từng có. Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị và năng suất làm việc tốt.

Thực tế, khuyến nghị của Nicholas Bahr cũng tương đồng với quan điểm của nhiều nhà quản lý khác. Jordan Strauss, cựu giám đốc điều hành của Kroll, một bộ phận thuộc Duff & Phelps (Mỹ), cho rằng các chủ doanh nghiệp nên dành một khoảng thời gian mỗi ngày để tìm kiếm cơ hội mới. Trong khi đó, Greg Milano, CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors, cho biết chiến lược phục hồi có thể được chia thành ba bước chính: sống sót, cải thiện và nắm bắt cơ hội.

Theo Greg Milano, các doanh nghiệp trước tiên cần giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản. Bước tiếp theo, suy nghĩ về các lĩnh vực có thể để cải thiện, chẳng hạn như hiện đại hóa công nghệ. Cuối cùng, đối với những đơn vị ít bị ảnh hưởng, đây có thể là thời điểm để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.

Mặc dù lời khuyên của Bahr được thiết kế để giúp đỡ doanh nghiệp sẵn sàng bình phục sau khủng hoảng nhưng ông nói rằng, nó cũng có thể giúp họ ứng phó trong lúc đại dịch đang diễn ra.

Theo ông, sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh khi có dịch khả năng sẽ diễn ra theo 4 cách. Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu hoạt động từ xa, vì làm việc tại nhà trở nên khả thi hơn. Thứ hai, chính xu hướng làm việc từ xa sẽ tạo ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Thứ ba, toàn cầu hóa sẽ cần phải được xem xét lại để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc tương tự như Covid-19. Và cuối cùng, các doanh nghiệp nói chung cần trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung vào kế hoạch dài hạn hơn.

Trong khi triển vọng ngắn hạn của nhiều doanh nghiệp có vẻ kém sáng sủa thì Bahr ví nó như đang đi trong một đường hầm tối tăm. “Điều quan trọng cần nhớ là rồi chúng ta cũng sẽ đi ra khỏi nó”, ông nhấn mạnh.

Cao Phát Đạt trong thời gian đại dịch vừa qua, với tầm nhìn chiến lược của Ban Giám Đốc, đội ngũ nhân sự và năng lực thực thi. Chúng tôi đã nhanh chóng nắm bắt sự chuyển mình của thị trường, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, chúng tôi không chỉ là duy trì tính ổn định mà còn gia tăng về mặt sản xuất trong suốt thời gian vừa qua.

Hy vọng rằng, với tình hình thiết lập trạng thái bình thường mới, với sự chuyển dịch các hệ thống nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, cùng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới của Chính phủ, tình hình phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch khởi sắc, kinh tế sẽ trở lại trạng thái bình thường và tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Theo Phiên An/vnexpress.vn/CNBC

Tham khảo thêm:

Bạn đang quan tâm

high quality labels

Liên hệ

Đội ngũ chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng.