Ảnh minh họa
Năm 2019, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn trong thị trường in ấn bao bì. Đây là kết quả từ việc các nhà cung cấp tập trung cung ứng các loại bao bì in giá rẻ trong khi vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn công nghiệp về an toàn, chất lượng, hiệu quả, thời gian hoàn thành, và đổi mới trong công nghệ in.
Khu vực này cũng có dự báo tăng trưởng cao nhất trong bối cảnh doanh thu mảng bán lẻ điện tử đang ngày càng tăng, cùng với đó là nhu cầu in ấn ngày càng lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp thúc đẩy giá trị thị trường in ấn bao bì toàn cầu, dự kiến đạt gần 503 tỷ USD trước năm 2027.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng gói phản ánh rõ nét nhu cầu tiêu dùng của khu vực với xu thế tăng trưởng mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 đến 20%. Hỗ trợ cho xu thế này là năng lực của Việt Nam sẵn sàng cung ứng trang thiết bị, máy móc, vật liệu cũng như sẵn sàng đầu tư xây dựng nhà máy. Năm 2017, cả nước có khoảng 1.500 doanh nghiệp in ấn và đóng gói công nghiệp, đạt doanh thu hơn 2 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, tương tự các doanh nghiệp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chịu sức ép cực lớn về cắt giảm chi phí, cải thiện năng suất và khả năng tự chủ trong in ấn cũng như phục vụ cho nhu cầu số hóa.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/